CHI PHÍ MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHO NHÂN VIÊN CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THUẾ TNDN?

Ngoài chi phí bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Nhà nước, một số doanh nghiệp còn mua thêm những khoản bảo hiểm tự nguyện cho cán bộ nhân viên như: Bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí tự nguyện….Vậy những khoản chi này có được tính là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN không? Đại Lý Thuế A&T sẽ chia sẻ với quý anh(chị) trong bài viết sau đây:

sở pháp lý:

  • Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài Chính;
  • Nghị định 146/2017/NĐ – CP ngày 15/12/2017 của Chính Phủ;
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài Chính.

 

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về điều kiện để đưa các khoản chi phí thành chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

“ 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  2. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
  3. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt”

Theo Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 và Khoản 3, điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

“2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”

Như vậy: Chi phí mua BHNT được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
  • Phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng tại Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của Công ty, quy chế thưởng;
  • Doanh nghiệp phải tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động;
  • Không được vượt quá 03 triệu đồng/người/tháng cho Tổng chi phí nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;

Ví dụ: Bà X là quản lý có trình độ tại công ty Y. Để khuyến khích những lao động như vậy, ngoài những khoản thu nhập và đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm bắt buộc. Năm 2019, công ty có mua bảo hiểm nhân thọ cho bà X hợp đồng thời gian 5 năm; mỗi năm đóng 54 triệu đồng, tương ứng là một tháng 4.500.000 đồng.

Như vậy theo quy định trên, thì:

+ Phần được tính vào chi phí hợp lý là 3.000.000 đồng

+ Phần không được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN là

4.500.000–3.000.000=1.500.000 đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!