Phí mua bảo hiểm nhân thọ DN mua cho nhân viên có chịu thuế TNCN không? Căn cứ và cách tính thuế TNCN đối với Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ này như thế nào?

Hiện nay, doanh nghiệp luôn có những chính sách đãi ngộ của các doanh nghiệp đối với người lao động đặc biệt là những lao động chủ lực, có ý thức tốt đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Một trong số những chính sách đó là mua Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) cho cán bộ nhân viên. Đây là khoản bảo hiểm không bắt buộc phải mua nhưng nó là khoản chi hoàn toàn chính đáng và đang được khuyến khích. Có câu hỏi được đặt ra như sau: Được hưởng lợi từ khoản BHNT đó, người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân với khoản phí bảo hiểm này hay không? Sau đây mời các bạn cùng Đại lý thuế A&T tìm hiểu về vấn đề này.

sở pháp lý:

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài Chính;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính

  1. Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên có chịu thuế TNCN không?

Theo khoản 2.2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 3, điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

“đ.2) …… Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí),… mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”

Như vậy:

+ Doanh nghiệp mua cho người lao động các loại bảo hiểm có tính chất tự nguyện; và có tích lũy về phí bảo hiểm => phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

+  Doanh nghiệp mua cho người lao động các loại bảo hiểm có tính chất tự nguyện; nhưng không tích lũy về phí bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí) => không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý: Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

“ n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc tòa án và chứng từ trả tiền bồi thường.  ………..”

 (Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 3, điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

 

  1. Căn cứ và cách tính thuế TNCN đối với bảo hiểm nhân thọ:

Theo khoản 2 điều 14 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

“Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc; là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ; (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua; hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.

– Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.

– Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy:

  • TH1: Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam => chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế (chưa phải khấu trừ thuế TNCN) tại thời điểm mua. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng; doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần; thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.
  • TH2: Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam nhưng được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam => Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua; hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.

* Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

“b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.”

* Quyết toán thuế TNCN đối với Bảo hiểm nhân thọ:

“- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này”

( Hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!