7 GIAO DỊCH DOANH NGHIỆP KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT

Với sự phát triển của công nghệ thì thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng của thị trường hiện nay. Đặc biệt, có những giao dịch pháp luật còn không cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền mặt. Đại lý thuế A&T đã liệt kê ra những giao dịch không được sử dụng tiền mặt sau:

  1. Giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu đồng trở lên

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính. Khi thanh toán, doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

  1. 2. Giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài Chính.

Hình thức thanh toán: Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) mà thay bằng các hình thức:

– Thanh toán bằng séc;

– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định.

7 GIAO DỊCH DOANH NGHIỆP KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT

  1. Giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài Chính.

Hình thức thanh toán: Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng) sử dụng các hình thức:

– Thanh toán bằng séc;

– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định.

  1. Giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính Phủ.

  1. Giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính Phủ.

Hình thức thanh toán: Thanh toán chứng khoán được thực hiện qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán, thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán.

  1. Giao dịch nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài Chính

Hình thức thanh toán: Doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng thương mại thực hiện nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền phạt…) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.

  1. Giao dịch của doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 33/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân Hàng Nhà Nước.

Các giao dịch của doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước không được thanh toán bằng tiền mặt, trừ một số giao dịch dưới đây:

– Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng;

– Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng;

– Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước;

– Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

– Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán lớn hơn 20 triệu đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!