Công ty TNHH dịch vụ Đại Lý Thuế A&T tổng hợp văn bản mới số 04, tháng 10 năm 2020, cụ thể như sau:
I. Nghị định của Chính Phủ
Ngày 19/10/2020 Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Quy định về Hóa đơn Chứng từ; Nghị định số 125/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật QLT.
Hội Tư vấn thuế Việt Nam giới thiệu một số nội dung lưu ý cơ bản của 3 nghị định này như sau:
A. Nghị định 123/2020/NĐ-CP về Hóa đơn Chứng từ
1 – Phạm vi điều chỉnh:
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí; và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
2 – Đối tượng áp dụng:
NĐ 123/2020 có sự thay đổi so NĐ 51, sắp xếp lại các đối tượng áp dụng như sau:
– Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, gồm:
Doanh nghiệp, chi nhánh, VP đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài tại VN;
HTX, Liên hiệp HTX;
Hộ, cá nhân kinh doanh
Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Tổ chức ko phải là Doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh
– Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa dịch vụ.
– Tổ chức thu thuế, thu phí và lệ phí
– Người nộp thuế, phí và lệ phí
– Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN
– Tổ chức nhận in HĐ chứng từ; Tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; Tổ chức cung cấp DV HĐ, chứng từ điện tử
– Cơ quan thuế, bao gồm Tổng Cục Thuế, Cục Thuế, Chi Cục Thuế
– Cơ quan Hải quan bao gồm TCHQ, Cục HQ, Cục Kiển tra sau thông quan, CCHQ
– Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng HĐ CT
3 – Một số nội dung mới cần lưu ý:
NĐ 123/2020 bao gồm các quy định về hóa đơn điện tử tại NĐ 119/2018/NĐ-CP
Quy định chi tiết các nội dung liên quan đến nội dung HĐ, thời điểm lập HĐ (trước quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính)
Bổ sung một chương riêng Quy định về chứng từ (biên lai thu thuế, phí; chứng từ khấu trừ thuế TNCN)
Bổ sung một chương về xây dựng, tra cứu thông tin HĐ CT (Chương IV)
Bỏ các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính về HĐ CT của NĐ 51/2010 (đưa vào nội dung của NĐ 125/2020 về xử phạt)
Không còn bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/11/2020.
Đồng thời các Nghị định 51/2010/NĐ-CP , Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.
B. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn
1 – Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về Thuế, HĐ.
Không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa XK, NK do HQ quản lý thu.
Và không áp dụng với vi phạm về thủ tục đăng ký thuế, thông báo tạm ngừng, tiếp tục kinh doanh.
2 – Đối tượng áp dụng:
Người nộp thuế; Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.
3 – Một số nội dung mới cần lưu ý:
– Vi phạm hành chính về thuế:
Là hành vi có lỗi do Tchức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Vi phạm hành chính về HĐ:
Là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về HĐ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính.
– Hành vi sử dụng HĐ CT không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp HĐ CT:
+ Sử dụng HĐ, CT không hợp pháp gồm các trường hợp:
- HĐ CT giả
- HĐ CT chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng
- HĐ đang bị ngừng sử dụng do cưỡng chế
- HĐ điện tử không đăng ký với cơ quan thuế
- HĐ điện tử chưa có mã của cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng HĐ điện tử có mã của cơ quan thuế
- HĐ lập từ ngày cơ quan thuế xác định người bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký
- HĐ CT mua HH DV lập trước ngày xác định bên bán không hoạt động nhưng cơ quan thuế, CA đã kết luận đó là HĐ, CT không hợp pháp
+ Sử dụng không hợp pháp HĐ, CT gồm các trường hợp:
- HĐ, CT không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc
- HĐ, CT khống; HĐ không phản ánh đúng giá trị thực tế
- HĐ có sự chênh lệch về gía trị HH, DV; sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên HĐ
- Sử dụng HĐ để quay vòng trong vận chuyển
- Sử dụng HĐ của Tổ hức, cá nhân khác để hợp thức HH DV mua vào, bán ra
- HĐ CT mà cơ quan thuế, CA đã kết luận là sử dụng không hợp pháp HĐ, CT
– Nghị định này nêu rõ, nếu tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi trừ các trường hợp:
+ Cùng một thời điểm NNT khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
+ Cùng một thời điểm NNT chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần…
Trong đó, có thể kể đến một số vi phạm hành chính về hóa đơn, về thuế và mức phạt nổi bật như:
+ Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế: Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng;
+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn: Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng…
– Hình thức xử phạt hành chính:
1- Cảnh cáo
2- Phạt tiền
Tối đa không quá 100 trđ với Tchức có vi phạm hành chính về HĐ. Tối đa 50trđ với cá nhân vi phạm hành chính về HĐ.
Tối đa không quá 200 trđ với người nộp thuế là tổ chức vi phạm về thủ tục thuế. Tối đa 100 trđ với người nộp thuế là cá nhân vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số đc miễn giảm sai do vi phạm
Phạt từ 1-3 lần số tiền thuế thiếu do hành vi trốn thuế
Phạt một lần số tiền thuế không trích nộp thuế vào tài khoản NSNN do lỗi của ngân hàng
– Mức xử phạt hành chính về thuế: mức xử phạt tăng so với cũ, ví dụ:
– Phạt 1trđ – 2 trđ với chậm Đăng ký thuế, chậm thông báo ngừng, tiếp tục kinh doanh từ 1ngày đến 30 ngày (cũ 700K – 1 trđ), phạt 3trđ – 6trđ nếu chậm từ 31 – 90 ngày (cũ 1,4-2tr)
– Phạt 1-3 trđ với chậm thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế từ 1 ngày đến 30 ngày (cũ 1,4-2 trđ), phạt 3-5trđ nếu chậm từ 31-90 ngày
– Phạt 1,5 – 2,5 trđ với khai sai, không đủ các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế nhưng không liên quan nghiã vụ thuế (cũ 1,4-2 tr)
– Phạt 5 – 8 trđ với khai sai, ko đủ các chỉ tiêu liên quan xác định nghĩa vụ thuế
– Mức xử phạt hành chính về HĐ:
Bổ sung xử phạt về hành vi cho, bán HĐ. VD:
– Phạt 15 – 45 trđ với cho, bán HĐ đặt in chưa phát hành; cho, bán HĐ của khách đặt in cho đối tượng khác.
– Phạt 20 -50 trđ với cho, bán HĐ của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
Bổ sung xử phạt về vi phạm trong chuyển dữ liệu HĐ Điện tử
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020
Người nộp thuế áp dụng HĐ điện tử theo Luật QLT số 38/2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật QLT 38/2019 trước ngày 01/7/2022 nếu vi phạm quy định về HĐ điện tử thì bị xử phạt theo quy định của NĐ này.
Vi phạm hành chính về thuế, HĐ xảy ra từ ngày 01/7/2020 đến trước ngày 05/12/2020 áp dụng quy định xử phạt tại Chương XV Luật QLT 38, NĐ 129/2013 xử phạt về HC thuế, NĐ 109/2013 xử phạt HC về giá, phí, lệ phí và HĐ
C. Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật QLT
1 – Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật QLT áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN, trừ nội dung quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có GDLK, áp dụng HĐ CT, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và HĐ CT
2 – Đối tượng áp dụng: NNT, cơ quan quản lý thuế, công chức thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3 – Một số nội dung lưu ý:
– NNT tạm ngừng hoạt động , kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp NNT tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quy, năm dương lịch.
Hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán tạm ngừng kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán.
NNT không được sử dụng HĐ và không phải nộp báo cáo sử dụng HĐ trong thời gian ngừng họat động kinh doanh.
NNT tiếp tục trở lại kinh doanh đúng thời hạn đã đăng ký thì không phải thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn thì phải thông báo với cưo quan thuế.
– NĐ gồm 9 chương và 44 Điều, quy định chi tiết về các nội dung liên quan đến:
- Đăng ký thuế;
- Khai thuế, tính thuế;
- Ấn định thuế;
- Thời hạn nộp thuế và trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế;
- Hoàn thuế, khoanh nợ, xóa nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt;
- Trách nhiệm cung cấp thông tin, công khai thông tin NNT và nhiệm vụ, quyền hạn của NH thương mại;
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
– Nghị định quy định Danh mục hồ sơ khai thuế tại Phụ lục I; Danh mục Thông báo và Mẫu thông báo, quyết định của cơ quan thuế tại Phụ lục II;
4 – Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020.
– Các khoản thuế được miễn, giảm, không thu … phát sinh trước ngày 01/7/2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật QLT 78/2006.
– Các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30/6/2020 đựoc xử lý theo quy định của Luật QLT số 38/2019 và NĐ này.
– Các trường hợp được gia hạn nộp thuế thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ
Trân trọng.