Bước 1: Thu thập và xử lý thông tin.
Chúng tôi sẽ làm việc với doanh nghiệp để thu thập thông tin, những kế hoạch, dự kiến, kỳ vọng của doanh nghiệp như:
+ Loại hình công ty dự định thành lập;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính công ty dự định thành lập;
+ Ngành nghề, mục tiêu kinh doanh, mục tiêu dự án đầu tư của khách hàng;
+ Vốn đầu tư kinh doanh, mức vốn điều lệ dự định đăng ký;
+ Thông tin của sáng lập viên (thành viên/cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn…)+ Các thông tin khác liên quan đến vấn đề thành lập công ty.
Xử lý thông tin, tư vấn sơ bộ về điều kiện và đưa ra ý kiến.
Công ty TNHH dịch vụ tư vấn A&T sẽ căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp và các quy định pháp luật liên quan (điều kiện về đặt tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, điều kiện về thành viên/cổ đông sáng lập…) nhằm phân tích và định hướng khách hàng lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu đã đặt ra và tuân thủ quy định pháp luật, cụ thể như sau:
+ Dựa trên quy định Pháp luật A&T sẽ phân tích, đánh giá quy định và điều kiện thành lập đối với từng loại hình doanh nghiệp để căn cứ vào điều kiện hiện tại của khách hàng chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình công ty phù hợp;
+ Tư vấn cho khách hàng về cách đặt tên doanh nghiệp cho phù hợp với quy định pháp luật về điều kiện về tên doanh nghiệp như: Quy định về cấm đặt tên trong doanh nghiệp, quy định về tên trùng và tên dễ gây nhầm lẫn, quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài…
+ Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp, điều kiện về trụ sở chính và các vấn đề liên quan đến vốn đầu tư/vốn điều lệ (mức vốn điều lệ, điều kiện về vốn, các hình thức tăng giảm vốn, mức/bậc thuế môn bài tương ứng …);
+ Tư vấn về ngành nghề, mục tiêu kinh doanh cho khách hàng. Dựa trên dự thảo ngành nghề khách hàng cung cấp A&T tư vấn các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề cấm kinh doanh… Nhằm mục đích cùng với khách hàng lựa chọn ngành nghề, mục tiêu phù hợp và chuẩn hóa ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.
+ Luật Minh Gia tư vấn các quy định pháp luật về sáng lập viên, cổ đông công ty, chủ sở hữu công ty…, như điều kiện đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp…
Bước 2: Soạn thảo và xây dựng hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Sau khi thu thập thông tin và tư vấn cho khách hàng để làm rõ và lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu của khách hàng và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi tiến hành soạn thảo và xây dựng hồ sơ pháp lý, cụ thể như sau:
+ Hoàn thiện Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
+ Xây dựng dự thảo điều lệ công ty
+ Lập danh sách thành viên/cổ đông sáng lập…
+ Soạn thảo các biên bản họp, quyết định liên quan…
+ Soạn thảo hợp đồng liên doanh, hợp đồng nguyên tắc thuê trụ sở, nhà xưởng…
+ Các loại giấy tờ khác liên quan theo quy định.
4 bước để thành lập doanh nghiệp
Bước 3: Thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn thiện các công việc tại bước 2 và tổng hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, chúng tôi tiến hành:
+ Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh;
+ Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu, nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu;
Bước 4: Hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập bao gồm:
+ Xây dựng hồ sơ pháp lý sau thành lập cho doanh nghiệp;
+ Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu;
+ Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian đầu sau thành lập doanh nghiệp.